Bình chữa cháy CO2 là bình chữa cháy trong đó có chứa khí CO2 bị nén. Nó được sử dụng cho công tác chữa cháy ban đầu. Tùy vào từng loại đám cháy khác nhau mà có thể quyết định xem có nên dung bình chữa cháy CO2 hay không.
Thông thường bình cứu hỏa CO2 được dùng để chữa các đám cháy loại A, B, C, D. Tuy nhiên đối với những đám cháy chất lỏng dễ cháy thì không nên sử dụng. Bởi việc xịt khí CO2 vào sẽ vô tình làm bắn chất lỏng ra, thậm chí khiến cho tình trạng đám cháy trở nên tệ hơn. Khuyến khích dùng bình bọt cho những đám cháy bằng chất lỏng.
1. Cấu tạo
Bình chữa cháy CO2 được thiết kế làm bằng thép đúc, thân hình trụ, thường được sơn màu đỏ, trên thân bình thường gắn mác nhà sản xuất, thông số kỹ thuật và cách sử dụng.
2. Cách sử dụng Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2 thường dùng để dấp tắt các đám cháy:
- Đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại CO2 trên vật cháy nên không làm hư hỏng vật.
- Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B)
- Chất cháy khí (đám cháy loại C)
- Đám cháy có chất rắn có gốc hữu cơ…
Cháy trong không gian kín dùng bình chữa cháy CO2 sẽ có hiệu quả cao hơn.
Không dùng bình chữa cháy CO2 trong các trường hợp sau:
- Hóa chất chứa nguồn cung cấp ôxy (như xenlulô, nitơrat)
- Kim loại có hoạt tính hoá học và hydroxyt của chúng
- Than cốc và chất nổ đen.
Nguyên nhân là khi dùng CO2 để dập tắt các đám cháy có chứa các chất trên sẽ xảy ra phản ứng : CO2 + C = 2CO ; CO2 + M = MO + CO ; sinh ra khí CO là khí độc và rất dễ nổ.
Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
Trừ các trường hợp trên, khi gặp đám cháy thì ta thực hiên theo các bước sau:
Bước 1: Di chuyển bình chữa cháy đến gần điểm cháy, không cầm trực tiếp vào bình hay đầu vòi vì sẽ gây bỏng lạnh rất nguy hiểm (Nhiệt độ đầu ống từ -720C đến -780C)
Đứng đầu hướng gió nếu cháy ngoài, đứng gần cửa ra vào nếu cháy trong và phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.
Bước 2: Giật chốt hãm. Hướng loa phun vào càng gốc lửa càng tốt.
Bước 3: Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.
Lưu ý:
– Nên đọc hướng dẫn sử dụng, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy phù hợp.
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.
– Đề phòng bỏng lạnh chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
– Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải đứng gần cửa ra vào để có lối thoát ra sau khi phun.
3. Bảo quản bình chữa cháy CO2
– Bình chữa cháy nên để nơi dễ thấy, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che; tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao
– Bình chữa cháy khi đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.
– Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập, rung mạnh.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đường vòi tắc, kẹt van.
– Kiểm tra bằng quan sát và cân và so sánh với khối lượng ban đầu.
– Trước mỗi lần nạp khí CO2 mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra áp suất thuỷ tĩnh.
– Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nước kiểm tra độ kín của bình.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 01 tháng/lần. Nếu trọng lượng khí giảm qúa 20% thì phải đem nạp lại khí.
Chúng ta phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là bình chữa cháy để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn khi lựa chọn và sử dụng bình chữa cháy CO2.